~sircmpwn/writefreesoftware.org

This thread contains a patchset. You're looking at the original emails, but you may wish to use the patch review UI. Review patch
3 2

[PATCH 1/3] Translate /learn/four-freedoms to Vietnamese

Details
Message ID
<20230628131426.30169-1-huyngo@disroot.org>
DKIM signature
missing
Download raw message
Patch: +73 -0
---
 content/learn/four-freedoms.vi.md | 73 +++++++++++++++++++++++++++++++
 1 file changed, 73 insertions(+)
 create mode 100644 content/learn/four-freedoms.vi.md

diff --git a/content/learn/four-freedoms.vi.md b/content/learn/four-freedoms.vi.md
new file mode 100644
index 0000000..b80eed2
--- /dev/null
+++ b/content/learn/four-freedoms.vi.md
@@ -0,0 +1,73 @@
---
title: Bốn tự do
weight: -10
---

<blockquote>
  <ol start="0">
    <li>
      Quyền tự do <strong>sử dụng</strong> phần mềm cho bất kỳ mục đích nào.
    </li>
    <li>
      Quyền tự do <strong>nghiên cứu</strong> và <strong>cải tiến</strong> phần
      mềm.
    </li>
    <li>
      Quyền tự do <strong>chia sẻ</strong> phần mềm.
    </li>
    <li>
      Quyền tự do <strong>hợp tác xây dựng</strong> phần mềm.
    </li>
  </ol>
</blockquote>

Ta hãy xét từng điều trong bốn tự do trên.

## 0: Sử dụng phần mềm

Quyền tự do "số không" đảm bảo quyền tự do **sử dụng** phần mềm cho mọi mục
đích cho mọi người.  Bạn có quyền dùng bất kỳ phần mềm tự do cho bất kỳ mục
đích nào, kể cả thương mại -- bạn có thể bán phần mềm tự do.  Bạn có thể kết
hợp phần mềm tự do vào phần mềm của mình, nhưng hãy cẩn trọng -- có một số điều
cần lưu ý, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong mục
[sử dụng và sử dụng lại](/learn/participate/derived-works/).

{{< tip >}}
Theo cách nói của phần mềm tự do, đây thường được gọi là yêu cầu "không phân
biệt".
{{< /tip >}}

## 1: Nghiên cứu và cải tiến phần mềm

Quyền tự do thứ nhất đảm bảo quyền **nghiên cứu** cách hoạt động của chương
trình phần mềm.  Bạn có quyền hiểu phần mềm bạn sử dụng hoạt động như thế nào!
Để có thể làm điều này, phần mềm khi phân phối phải bao gồm mã nguồn.  Người
phân phối phần mềm tự do không được giấu mã nguồn, không cấm phân tích kỹ thuật
ngược, hay ngăn chặn bạn dùng nó.

Hơn nữa, bạn có quyền **cải tiến** phần mềm.  Bạn không chỉ có quyền đọc mã
nguồn, mà còn có quyền thay đổi cho phù hợp mụch đích sử dụng.

## 2: Chia sẻ phần mềm

Quyền tự do thứ hai đảm bảo quyền tự do **chia sẻ** phần mềm tự do với người
khác.  Nếu bạn có một bản phần mềm tự do, bạn có thể chia sẻ nó với bạn bè,
hoặc xuất bản trên trang của mình, hoặc gộp chung với các phần mềm khác và chia
sẻ chúng cùng nhau.  Bạn cũng có thể chia sẻ những cải tiến của mình và giúp
mọi người.

{{< tip >}}
Bạn có thể tính phí chia sẻ phần mềm, ví dụ để trả phí cho băng thông khi tải
phần mềm.  Lưu ý rằng người nhận cũng có quyền chia sẻ như vậy mà không phải
trả phí nào cho bạn.
{{< /tip >}}

## 3: Hợp tác xây dựng phần mềm

Quyền tự do thứ ba đảm bảo thêm: quyền **hợp tác** với người khác để cải tiến
phần mềm.  Bạn có thể nghiên cứu, cải tiến, và chia sẻ mã nguồn, và những người
bạn chia sẻ phần mềm cho cũng có thể nghiên cứu, cải tiến, và chia sẻ mã nguồn
lại cho bạn.  Đây là nền móng cho **Phong trào Phần mềm Tự do**: một cộng đồng
những người quan tâm phần mềm toàn cầu chia sẻ và cải tiến phần mềm cùng nhau.

{{< button "/vi/learn/licenses" "Tiếp: Giấy phép phần mềm tự do" "next-button" >}}
-- 
2.36.2

[PATCH 2/3] Translate /learn/license to Vietnamese

Details
Message ID
<20230628131426.30169-2-huyngo@disroot.org>
In-Reply-To
<20230628131426.30169-1-huyngo@disroot.org> (view parent)
DKIM signature
missing
Download raw message
Patch: +187 -0
Note: Some legal documents (i.e. license terms) are not fully translated

---
 content/learn/licenses.vi.md | 187 +++++++++++++++++++++++++++++++++++
 1 file changed, 187 insertions(+)
 create mode 100644 content/learn/licenses.vi.md

diff --git a/content/learn/licenses.vi.md b/content/learn/licenses.vi.md
new file mode 100644
index 0000000..1f1368e
--- /dev/null
+++ b/content/learn/licenses.vi.md
@@ -0,0 +1,187 @@
---
title: Giấy phép phần mềm tự do
weight: -9
---

[Bốn tự do](/vi/learn/four-freedoms/) được đảm bảo bằng các **giấy phép phần
mềm tự do**.  Có nhiều loại giấy phép với các ưu nhược điểm khác nhau phù hợp
với từng hoàn cảnh.

## Cách hoạt động của giấy phép phần mềm tự do

Một giấy phép phần mềm tự do cung cấp những quyền cần thiết, có thể dưới một số
điều kiện (ví dụ như ghi danh tác giả), để xây dựng bốn tự do cho người nhận
phần mềm.  Bất kỳ giấy phép phần mềm nào đều có thể là giấy phép phần mềm tự do
nếu nó cung cấp đủ bốn tự do, nhưng trong thực tiễn hầu hết các dự án chọn một
trong nhiều giấy phép thông dụng thường dùng.  Thông tin về các giấy phép phần
mềm thông dụng này và cách chọn giấy phép cho dự án phần mềm được đề cập trong
mục [chọn giấy phép](/learn/participate/choose-a-license/).

Thông thường, bạn sẽ thấy giấy phép phần mềm tự do trong file "LICENSE" hay "COPYING"
của mã nguồn.  Các dự án khác, đặc biệt là các dự án kết hợp nhiều nguồn,
thường có cách phức tạp hơn để giải thích về việc dùng giấy phép.  Một trong
những cách thông dụng là sử dụng [tiêu chuẩn REUSE][0].

[0]: https://reuse.software/

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách hoạt động của giấy phép phần mềm tự do cụ
thể hơn, hãy đọc thêm.
Nếu không

{{< button "/learn/participate" "Tiếp: Tham gia" "next-button" >}}

## Tính chất chung của giấy phép phần mềm tự do

Để hiểu về trách nhiệm của mình khi dùng bất kỳ giấy phép nào, bạn cần đọc nó
(và thậm chí tham khảo ý kiến luật sư, nhất là khi bạn đại diện cho một doanh
nghiệp).  Tuy nhiên, hầu hết giấy phép phần mềm tự do có một số đặc tính chung
với nhau, và bạn có thể hiểu chúng bằng cách hiểu những đặc tính căn bản này.
Dưới đây là một số tính chất chung của giấy phép phần mềm tự do.

### Ghi danh

Điều khoản ghi danh yêu cầu bạn phải **ghi danh** tác giả khi phân phối hay kết
hợp phần mềm theo yêu cầu của giấy phép với điều khoản này.  Để ghi danh thông
thường bạn phải bao gồm đầy đủ giấy phép, hay có khi chỉ một ghi chú về bản
quyền đơn giản, khi bạn phân phối phần mềm, chỉnh sửa, hay viết phần mềm mới có
kết hợp phần mềm ban đầu.

Dưới đây là ví dụ với [giấy phép MIT][mit]:

> Permission is hereby granted, free of charge, to any person obtaining a copy of
> this software and associated documentation files (the “Software”), to deal in
> the Software without restriction, including without limitation the rights to
> use, copy, modify, merge, publish, distribute, sublicense, and/or sell copies of
> the Software, and to permit persons to whom the Software is furnished to do so,
> subject to the following conditions:
> 
> <strong style="color: var(--theme)">The above copyright notice and this permission
> notice shall be included in all copies or substantial portions of the
> Software.</strong>

tạm dịch:

> Bất kỳ người nào nhận được một bản của phần mềm này và các tập tin liên quan
> ("Phần mềm") được cấp quyền sử dụng Phần mềm mà không có giới hạn nào, bao
> gồm giới hạn quyền sử dụng, sao chép, chỉnh sửa, kết hợp, xuất bản, phân
> phối, thêm giấy phép, và/hoặc bán bản sao của Phần mềm, và cấp quyền cho
> người sử dụng Phần mềm với các điều kiện sau:
> 
> <strong style="color: var(--theme)">Ghi chú bản quyền trên và ghi chú về
> quyền này phải được bao gồm trong tất cả bản sao hay phần đáng kể nào của
> Phần mềm.</strong>

[mit]: https://mit-license.org

### Không bảo hành

Phần mềm tự do thường được cho như một phần quà.  Khi nhận món quà này, bạn
thường nhận phần mềm nguyên trạng mà không có mong đợi bất kỳ hỗ trợ hay bảo
hành nào từ người xuất bản.  Điều khoản **không bảo hành** này được dùng để từ
chối nghĩa vụ pháp lý của phần mềm tự do, và người nhận phải chịu trách nhiệm
về việc sử dụng nó.

Dưới đây là ví dụ với [giấy phép MIT][mit]:

> THE SOFTWARE IS PROVIDED “AS IS”, WITHOUT WARRANTY OF ANY KIND, EXPRESS OR
> IMPLIED, INCLUDING BUT NOT LIMITED TO THE WARRANTIES OF MERCHANTABILITY,
> FITNESS FOR A PARTICULAR PURPOSE AND NONINFRINGEMENT. IN NO EVENT SHALL THE
> AUTHORS OR COPYRIGHT HOLDERS BE LIABLE FOR ANY CLAIM, DAMAGES OR OTHER
> LIABILITY, WHETHER IN AN ACTION OF CONTRACT, TORT OR OTHERWISE, ARISING FROM,
> OUT OF OR IN CONNECTION WITH THE SOFTWARE OR THE USE OR OTHER DEALINGS IN THE
> SOFTWARE.

tạm dịch:

> PHẦN MỀM ĐƯỢC CUNG CẤP "NGUYÊN TRẠNG", KHÔNG CÓ BẤT KỲ BẢO HÀNH DƯỚI MỌI HÌNH
> THỨC, BAO GỒM NHƯNG KHÔNG GIỚI HẠN VỀ KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI, SỰ PHÙ HỢP CHO MỘT
> MỤC ĐÍCH NÀO VÀ KHÔNG VI PHẠM.  TÁC GIẢ HAY NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN KHÔNG BAO GIỜ
> CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI BẤT KỲ YÊU CẦU, THIỆT HẠI, HAY TRÁCH NHIỆM KHÁC, DÙ LÀ DO
> HỢP ĐỒNG HAY PHẠM LỖI HAY HÀNH ĐỘNG KHÁC, XUẤT PHÁT TỪ HAY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
> PHẦN MỀM HAY SỬ DỤNG PHẦN MỀM.

### Copyleft

Một số giấy phép không chỉ *cho phép* bạn chia sẻ cải tiến của mình, mà còn
*yêu cầu* điều đó nếu bạn chia sẻ phần mềm phái sinh từ phần mềm gốc.  Đây được
gọi là giấy phép **copyleft**: một công cụ để bảo vệ phần mềm tự do khỏi việc
kết hợp vào phần mềm không tự do.

{{< tip >}}
Copyleft là một cách chơi chữ trong tiếng Anh với từ copyright (bản quyền).
Từ "right" vừa có nghĩa là "quyền" vừa có nghĩa là "bên phải", trái ngược với
"left" là "bên trái".
{{< /tip >}}

Đây là ví dụ từ [Giấy phép công cộng Mozilla 2.0][mpl-2]:

> All distribution of Covered Software in Source Code Form, including any
> Modifications that You create or to which You contribute, must be under the
> terms of this License. You must inform recipients that the Source Code Form of
> the Covered Software is governed by the terms of this License, and how they
> can obtain a copy of this License. You may not attempt to alter or restrict
> the recipients’ rights in the Source Code Form.

[mpl-2]: https://www.mozilla.org/en-US/MPL/2.0/

tạm dịch:

> Tất cả phân phối của Phần mềm ở Dạng Mã nguồn, bao gồm bất kỳ Chỉnh sửa nào Bạn
> tạo ra hay có đóng góp, phải được điều chỉnh trong phạm vi điều khoản của Giấy
> phép này.  Bạn phải thông báo cho người nhận rằng Dạng Mã nguồn của Phần mềm
> được điều chỉnh bởi điều khoản của Giấy phép này, và cách họ có thể lấy một bản
> của Giấy phép này.  Bạn không được cố thay đổi hay giới hạn quyền của người
> nhận đối với Dạng Mã nguồn.

{{< tip >}}
Copyleft được bàn luận cụ thể hơn ở trang [Copyleft là gì?](/vi/learn/copyleft)
{{< /tip >}}

### Sự tương thích và cấp giấy phép thứ cấp

Khả năng kết hợp nhiều phần mềm với nhau là một đặc tính quan trọng của phần
mềm tự do, nhưng việc sử dụng nhiều giấy phép phần mềm khác nhau có thể khiên
việc này khó khăn hơn.  Đây là khi **cấp giấy phép thứ cấp** và **sự tương
thích giấy phép** trở nên quan trọng: nhiều giấy phép phần mềm tự do có khả
năng được gia tăng phạm vi bằng điều khoản của giấy phép khác.  Việc này cho
phép bạn kết hợp phần mềm với nhiều giấy phép tương thích để tạo ra phần mềm
mới với điều khoản của cả hai giấy phép.

Không phải giấy phép nào cũng có điều khoản tương thích với nhau; đặc biệt các
giấy phép copyleft thường ít khi tương thích với nhau.  Các phần mềm có giấy
phép không tương thích không thể được kết hợp.

{{< tip >}}
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự tương thích ở trang [Phần mềm tự do phái sinh](/learn/participate/derived-works/).
{{< /tip >}}

### Sử dụng thương hiệu và bằng sáng chế

Giấy phép phần mềm thường có các điều khoản về bản quyền và quyền liên quan,
nhưng các nhà xuất bản phần mềm thương mại thường có những sở hữu trí tuệ khác,
chẳng hạn như thương hiệu và bằng sáng chế.  Một số giấy phép phần mềm tự do có
bao gồm các điều khoản giải quyết quan hệ giữa việc cấp phép bản quyền phần mềm
và các sở hữu trí tuệ khác, ví dụ đồng ý rằng việc sử dụng phần mềm không vi
phạm bằng sáng chế của chủ sở hữu bản quyền, hay cấp sử dụng thương hiệu của
chủ sở hữu bản quyền.

Đây là ví dụ từ [giấy phép Apache 2.0][apache]:

> 3. **Grant of Patent License.** Subject to the terms and conditions of this
>    License, each Contributor hereby grants to You a perpetual, worldwide,
>    non-exclusive, no-charge, royalty-free, irrevocable (except as stated in
>    this section) patent license to make, have made, use, offer to sell, sell,
>    import, and otherwise transfer the Work, where such license applies only to
>    those patent claims licensable by such Contributor that are necessarily
>    infringed by their Contribution(s) alone or by combination of their
>    Contribution(s) with the Work to which such Contribution(s) was submitted.
>    If You institute patent litigation against any entity (including a
>    cross-claim or counterclaim in a lawsuit) alleging that the Work or a
>    Contribution incorporated within the Work constitutes direct or
>    contributory patent infringement, then any patent licenses granted to You
>    under this License for that Work shall terminate as of the date such
>    litigation is filed.

(tạm thời chưa có bản dịch cho giấy phép này).

[apache]: https://www.apache.org/licenses/LICENSE-2.0.html
-- 
2.36.2

[PATCH 3/3] Translate /learn/copyleft page to Vietnamese

Details
Message ID
<20230628131426.30169-3-huyngo@disroot.org>
In-Reply-To
<20230628131426.30169-1-huyngo@disroot.org> (view parent)
DKIM signature
missing
Download raw message
Patch: +120 -0
Note:

- Some legal documents (i.e. license terms) and their names are not
  fully translated.
- "Copyleft" is not translated, but a note is added to explain its
  meaning.

---
 content/learn/copyleft.vi.md | 120 +++++++++++++++++++++++++++++++++++
 1 file changed, 120 insertions(+)
 create mode 100644 content/learn/copyleft.vi.md

diff --git a/content/learn/copyleft.vi.md b/content/learn/copyleft.vi.md
new file mode 100644
index 0000000..0c7734d
--- /dev/null
+++ b/content/learn/copyleft.vi.md
@@ -0,0 +1,120 @@
---
title: Copyleft là gì?
weight: -8
---

**Copyleft** là một công cụ của giấy phép đặc trưng của phần mềm tự do.  Nó
được thiết kế để khuyến khích tạo ra nhiều phần mềm tự do và bảo vệ phần mềm tự
do khỏi việc kết hợp vào phần mềm không tự do.  Nó không chỉ cho bạn *quyền*
chia sẻ cải tiến của mình, mà còn *nghĩa vụ* chia sẻ cải tiến với một số điều
kiện.  Việc hiểu rõ những nghĩa vụ này khi sử dụng phần mềm copyleft trong phần
mềm của bạn là rất quan trọng.

{{< tip >}}
Copyleft là một cách chơi chữ trong tiếng Anh với từ copyright (bản quyền).
Từ "right" vừa có nghĩa là "quyền" vừa có nghĩa là "bên phải", trái ngược với
"left" là "bên trái".
{{< /tip >}}

{{< tip >}}
**Chú thích về từ ngữ**:
Việc đánh đồng "copyleft" và "phần mềm tự do" là một sai lầm thường gặp:
phần mềm không copyleft có thể là Phần mềm Tự do, và phần mềm Mã nguồn mở có
thể là copyleft.  Tuy nhiên những người trong phong trào Phần mềm Tự do thường
hay sử dụng giấy phép copyleft hơn những người trong phong trào Mã nguồn mở.
{{< /tip >}}

## Các mức độ copyleft

Các giấy phép phần mềm tự do có nhiều mức độ khác nhau từ **ít ràng buộc** đến
**copyleft**, dựa theo mức độ chúng chú trọng vào copyleft trong điều khoản của
giấy phép.  Giấy phép ít ràng buộc thường cho phép việc phái sinh phần mềm dễ
dàng hơn với tương đối ít nghĩa vụ và dễ chấp hành hơn, chẳng hạn chỉ yêu cầu
ghi danh.  Trái lại, giấy phép copyleft yêu cầu bạn phải chia sẻ sự thay đổi và
phần mềm phái sinh dưới cùng điều khoản.

<img src="/images/licensing-spectrum.svg" alt="các phần mềm và giấy phép tương
ứng với các mức độ ràng buộc khác nhau sắp xếp theo thứ tự" />
<small>
   Các giấy phép phần mềm khác nhau và một số dự án sử dụng chúng, nhóm theo mức
   độ ràng buộc. Ảnh gốc bởi David A Wheeler, CC-BY-SA 3.0.
</small>

## Tại sao chọn giấy phép copyleft?

Các phần mềm sử dụng giấy phép ít ràng buộc thường được kết hợp vào phần mềm
không tự do.  Việc này thường được làm vì mục đích lợi nhuận bằng việc từ chối
bốn tự do cho người dùng khi nhận phần mềm không tự do, khiến cho việc dùng
phần mềm có lợi nhuận hơn mà không đóng góp lại cho cộng đồng phần mềm tự do.

Giấy phép copyleft giải quyết một số vấn đề sau:

1. Copyleft khuyến khích việc tạo ra nhiều phần mềm tự do hơn và bốn tự do bằng
   việc bảo đảm các phần mềm dựng trên phần mềm tự do phát triển và có lợi từ
   hệ sinh thái phần mềm tự do.
2. Copyleft bảo đảm những người cải tiến hay tái sử dụng sinh phần mềm tự do
   chia sẻ thay đổi của họ với cộng đồng, nhờ đó tất cả người dùng đều có thể
   có lợi từ cải tiến của họ.

Phần mềm copyleft có thể được bán như các phần mềm tự do khác, nhưng yêu cầu
cải tiến thương mại phải miễn phí để bảo đảm bốn tự do cho những người tham
gia.  Hơn nữa, việc thay đổi giấy phép copyleft tương đối khó khăn nếu bản
quyền được giữ [bởi&nbsp;nhiều&nbsp;người][0], như một lời hứa mạnh mẽ cho
tương lai tự do của phần mềm.

[0]: /learn/participate/copyright-ownership/

## Copyleft mạnh và yếu

Các giấy phép copyleft khác nhau về mức độ ràng buộc chặt chẽ của các điều
khoản đối với việc tái sử dụng phần mềm.  Ví dụ, giấy phép copyleft yếu
[Mozilla][MPL] điều chỉnh ở mức độ *file*, phạm vi của điều khoản copyleft áp
dụng đối với từng file trong mã nguồn, thay vì toàn bộ dự án:  bạn có thể cho
những file này vào bất kỳ dự án nào mà không phải cấp giấy phép khác cho dự án
lớn hơn, miễn là bạn có công khai những thay đổi với những file đó.

[MPL]: https://www.mozilla.org/en-US/MPL/2.0/

Một ví dụ về giấy phép mạnh hơn là [GNU Lesser General Public License][LGPL],
chủ yếu dùng cho các thư viện phần mềm.  Những thư viện này được biên dịch
thành thư viện chung hay lưu trữ tĩnh, và các điều khoản copyleft có áp dụng
với toàn bộ những đối tượng này.  Tuy nhiên, khi liên kết với một phần mềm khác,
điều khoản copyleft không được áp dụng.  Mạnh hơn nữa là [GNU General Public
License][GPL]; giấy phép này coi toàn bộ chương trình phần mềm là đối tượng áp
dụng các điều khoản.

[LGPL]: https://www.gnu.org/licenses/lgpl-3.0.en.html
[GPL]: https://www.gnu.org/licenses/gpl-3.0.html

Nằm ở mức độ copyleft cao nhất là các giấy phép như [GNU Affero
General Public License][AGPL] mở rộng <abbr title="GNU General Public
License">GPL</abbr> để áp dụng với những phần mềm tương tác qua mạng, chẳng hạn
như cơ sở dữ liệu, và coi người dùng phần mềm là "người nhận" phần mềm đó, vì
thế có quyền nhận mã nguồn.

[AGPL]: https://www.gnu.org/licenses/agpl-3.0.html

## Cách tái sử dụng phần mềm copyleft

Cách đơn giản nhất để tái sử dụng phần mềm copyleft là áp dụng cùng giấy phép
cho phần mềm của bạn và chia sẻ theo điều khoản đó.

Nếu bạn không muốn làm vậy, bạn chỉ có thể sử dụng phần mềm copyleft với những
điều kiện được giấy phép cho phép, và thường chỉ tái sử dụng được với những
phần mềm copyleft yếu.  Ví dụ, nếu phần mềm của bạn phụ thuộc vào một thư viện
với giấy phép <abbr title="GNU Lesser General Public License">LGPL</abbr>, bạn
có thể dùng bất cứ giấy phép nào cho phần mềm của bạn, nhưng cần cung cấp những
thay đổi với thư viện nếu có.  Nếu phần mềm đó sử dụng GPL hay AGPL, bạn sẽ bị
giới hạn nhiều hơn.  Bạn nên đọc cẩn thận những điều khoản của giấy phép và
tham khảo ý kiến luật sư nếu bạn không chắc nên làm gì.

Để biết thêm chi tiết, hãy xem trang [Tái sử dụng phần mềm tự do](/learn/participate/derived-works/).

{{< tip >}}
Hội Bảo tồn Tự do Phần mềm ([Software Freedom Conservancy][sfc]) là một tổ chức
tham gia vào việc can thiệp pháp lý và thi hành những ràng buộc copyleft.  Để
biết thêm về việc thi hành copyleft với dự án của bạn, hãy tham khảo nguồn của
họ.

[sfc]: https://sfconservancy.org/
{{< /tip >}}
-- 
2.36.2

Re: [PATCH 3/3] Translate /learn/copyleft page to Vietnamese

Details
Message ID
<CTOBK7EOVFDX.38I92DR0RHOY@taiga>
In-Reply-To
<20230628131426.30169-3-huyngo@disroot.org> (view parent)
DKIM signature
missing
Download raw message
Can you re-send this as a request-pull (see man git-request-pull(1))
with the full translation once complete?
Reply to thread Export thread (mbox)